Review Sách: Làm sao học ít hiểu nhiều

Review Sách: Làm sao học ít hiểu nhiều
Table of Contents

I. Học đi đôi với Hành

Ông cha ta có câu “Học đi đôi với hành”, nhưng bạn có bao giờ tự hỏi nên học bao nhiêu, hành bao nhiêu, tỉ lệ giữa học và hành là bao nhiêu? Hay nói cách khác, giả sử cho bạn 10h học hành một kiến thức - vấn đề gì đó. Bạn dành bao nhiều giờ cho lý thuyết, bao nhiêu giờ thực hành. Cho mình 1 lựa chọn trước khi đọc tiếp nhé.

Tỉ lệ Lý Thuyết - Thực hành của bạn










II. Nội dung chính của cuốn sách:

Tại sao bạn học chưa hiệu quả - nhất là với người trưởng thành. Và các phương pháp thực tế để áp dụng chiến lược học tập tối thượng tồn tại 400 năm: Shu (Tuân thủ - bắt chước) - Ha (Bứt phá - trải nghiệm) - Ri (Tách ra - sáng tạo)

Mục lục nội dung:

  • 5 thành quả của việc học và 4 lý do học không suôn sẻ
  • Phương pháp vui vẻ hóa não bộ khi học. Vì nếu học ko vui thì sẽ ko có kết quả tốt
  • 4 chiến lược học tập cho người trưởng thành
    • phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm
    • Tập trung vào mục tiêu
    • Kungfu Panda: Tuyệt kỹ tối thượng nằm ở bản thân bạn, bạn phải tự tìm ra nó, không ai cho mình được
    • PP Shuhari: Phương pháp học tối thượng tồn tại, kiểm chứng qua 400 năm. Tuân thủ (bắt chước) - Bứt phá (trải nghiệm) - Tách ra (Sáng tạo
  • SHU: Tuân thủ - bắt chước - PP bắt chước
    • Bắt chước tạm thời
  • Ha: Bứt phá - trải nghiệm - PP Đầu vào đầu ra
    • Phướng pháp đầu vào đầu ra
  • Ri: Tách ra - sáng tạo - PP Siêu đầu ra
    • Phương pháp siêu đầu ra: Dạy → Truyền thông tin qua mạng xã hội → trở thành người dạy → xuất bản
    • Đột phá hướng tới phương pháp riêng
    • Bốn bước hướng tới PP siêu đầu ra
  • PP Học liên tục mười năm
    • PP học liên tục 10 năm
    • học cách sống “ngay bây giờ”
    • PP tăng trưởng lũy thừa
    • PP Lối ra trước mắt
    • PP 1 tháng - 3 tháng - 12 tháng
    • PP 1 năm - 3 năm - 12 năm
    • PP đột phá trong 10 năm
    • PP ko học một mình

III. Review

1. Một số điểm chú ý (quan điểm cá nhân)

  • Phương pháp Shu-Ha-Ri: một phương pháp lâu đời bên Nhật Bản. Học nên đi theo từng bước. Ko nên nhảy cóc, ko vội vàng. Mình cần biết mình đang đứng ở bước nào để có cách thực hành hiệu quả. VD, mình mới học đang ở bước SHU là tuân thủ, bắt chước những cái cơ bản thì vội làm theo RI là sáng tạo, học công thức cao siêu.. sẽ mất gốc hoặc thất bại nhanh chóng.
  • Tập trung vào đầu ra. đây là điểm cốt lõi, then chốt mà tác giả muốn gửi tới trong cuốn sách. Mức độ đầu ra tỉ lệ thuận với mức độ trưởng thành. Càng nhiều đầu ra càng trưởng thành, phát triển, chứ ko phải đầu vào nhiều là phát triển. Cách học tập trung đầu vào, ít đầu ra sẽ ko hiệu quả, và ít kết quả. Tỉ lệ thời gian vàng giữa đầu vào và đầu ra (lý thuyết - thực hành) là 3 - 7. Các bạn so sánh với câu trả lời bên trên của mình nhé. Đây cũng là điểm yếu-thiếu của bản thân mình mà lâu nay ko để ý. Đầu vào nhiều hơn đầu ra.
  • Phải tiến tới cá nhân hóa các phương pháp, quá trình học tập (bước RI). Học tập các phương pháp khác nhau (SHU), nhưng phải trải nghiệm (HA) và sáng tạo phù hợp với bản thân (RI). Ko ai giống ai cả. Nên nếu chỉ học hoàn toàn theo người khác sẽ rất dễ thất bại.
  • Phương pháp Siêu đầu ra (dạy người khác - xung quanh , xuất bảo mạng xã hội - website, trở thành người dạy - người có ảnh hưởng lớn. và xuất bản sách, khóa học trực tuyến. Theo cá nhân mình thấy thì đúng là đi dạy là người khác là cách đào sâu, củng cố kiến thức tốt nhất. Ngoài ra còn cải thiện rất nhiều kỹ năng như trình bày, thuyết trình, nói chuyện… Việc xuất bản sách hoặc khóa học, website, blog cũng tăng thương hiệu cá nhân, mang lợi ích tới người khác và nhiều cơ hội mở ra cho bản thân.
  • Ngoài ra còn nhiều điểm thú vị bạn có thể tìm thấy cho mình khi đọc sách.

2. Tổng kết

  • Đây là một cuốn sách hay có nhiều điểm mới, khai ngộ (với bản thân mình).
  • Có nhiều cái thực tế để áp dụng vào bản thân và quá trình học tập
  • Anh em nên mua, đọc và trải nghiệm
comments powered by Disqus

Related Posts

Routino App

Routino App

A task management app using the Pomodoro method, written in Flutter.

Read More